Khóa học bí quyết bán hàng trên GrabFood và ShopeeFood: Tận dụng xu hướng 2023 để tăng gấp ba doanh thu
Với sự phát triển không ngừng nghỉ của công nghệ như hiện nay, thói quen của khách hàng cũng đang dần thay đổi, mọi người đang có xu hướng thích đặt đồ ăn qua các ứng dụng và được giao đến tận nhà một cách nhanh chóng thay vì mất công đến tận cửa hàng để chờ đợi. Nắm được trào lưu, nhiều cửa hàng cũng đầu tư kinh doanh Food App. Nhưng để kinh doanh hiệu quả cũng là bài toán khó của nhiều chủ doanh nghiệp vì không phải ai cũng tự tin và hiểu rõ mình cần làm những gì? Hãy cùng DigiFnB đi tìm hiểu về hình thức kinh doanh Food Apps ngay trong bài viết.
Kinh doanh bán hàng trên Food Apps là như thế nào?
Kinh doanh bán hàng trên Food Apps đang là một khái niệm rất mới với rất nhiều người. Có thể hiểu một cách đơn giản là các doanh nghiệp sẽ sử dụng các ứng dụng kinh doanh Food Apps để bán hàng trên đó từ đó số lượng đơn hàng và doanh thu cũng được tăng theo một cách nhanh chóng. Food Apps chỉ dành riêng cho dịch vụ F&B và được ví như là một “siêu thị đồ ăn trực tuyến” là nơi khách hàng có thể tự do lựa chọn thứ mình muốn dù đang ở bất cứ đâu.
Tại sao các cửa hàng nên lựa chọn bán hàng trên Food Apps
Ngoài bán hàng theo hình thức phục vụ trực tiếp thì các cửa hàng đồ uống, quán ăn, nhà hàng nên lựa chọn thêm hình thức kinh doanh Food Apps trong thời buổi 4.0 như hiện nay. Vừa tiết kiệm được chi phí mặt bằng, thuê nhân công vừa thu được lợi nhuận không hề nhỏ.
Khi mà thói quen của người tiêu dùng dần đang dịch chuyển từ việc đến quán thưởng thức các món ăn sang việc ngồi ở nhà và đặt đồ ăn trên Food Apps thì các tiệm kinh doanh cần nắm bắt được trào lưu này và đầu tư thật nhiều cho nó, chỉ có như vậy thì cửa hàng của bạn mới tồn tại được trên thị trường.
Ưu và nhược điểm của việc kinh doanh trên Food Apps
Ưu điểm của kinh doanh trên Food Apps
Vậy có bao giờ bạn thắc mắc việc kinh doanh bán hàng trên Food Apps đem đến những nguồn lợi vô tận gì mà nhiều chủ cửa hàng lại phải đau đầu vì nó. Dưới đây là một số ưu điểm của việc kinh doanh Food Apps:
Lượng người dùng cực lớn, chẳng lo đến việc kiếm khách
Theo số lượng thống kê, mỗi ngày lượng khách hàng đặt đồ ăn trên các ứng dụng Food Apps như Grab hay Shopee Food được ước tính là hàng nghìn đơn. Nếu như cửa hàng của bạn điều chỉnh mức giá phù hợp và chất lượng đồ ăn tốt thì khi kinh doanh Food Apps bạn sẽ chẳng lo đến vấn đề tìm kiếm khách hàng.
Mang đến doanh thu cho cửa hàng vô cùng lớn
Doanh thu của việc Kinh doanh Food Apps của các cửa hàng thường thu về từ 15 – 30% và số còn lại từ việc kinh doanh trực tiếp tại cửa hàng. Từ đó có thể thấy được tiềm năng của việc kinh doanh trên Food Apps. Có những cửa hàng chỉ kinh doanh trên các ứng dụng nhưng lợi nhuận thu được lên đến 80 – 100%.
Không cần lo lắng nhiều về khâu giao hàng
Một ưu điểm của việc kinh doanh Food Apps của các cửa hàng sẽ nhận được đó là không phải bỏ ra một khoản chi phí để chi trả cho việc giao hàng. Bởi các App giao hàng luôn có một đội ngũ shipper cực hùng hậu và chuyên nghiệp. Việc bạn cần làm là chuẩn bị đơn và đợi đội ngũ giao hàng đến lấy hàng và giao đến tay khách hàng.
Nhược điểm của kinh doanh trên Food Apps
Bên cạnh những ưu điểm vô tận khi lựa chọn kinh doanh Food Apps, thì cũng tồn tại những nhược điểm khi chọn kinh doanh trên các ứng dụng này:
- Sẽ phải cạnh tranh với nhiều cửa hàng khác để được sự yêu thích và lựa chọn của khách hàng.
- Khách hàng bị phụ thuộc vào các mã giảm giá từ các App nên có thói quen lựa chọn những quán kinh doanh rẻ hay những App có nhiều mã khuyến mãi để tiết kiệm cho phí.
- Phải bỏ ra một khoản phí ở lúc ban đầu để có thể đăng ký giao hàng trên ứng dụng cũng như mất % cho mỗi đơn hàng khi thành công.
- Mức chiết khấu khi kinh doanh Food Apps là quá sâu, dẫn đến chất lượng sản phẩm hay chi phí nguyên vật liệu không được đảm bảo.
- Rủi ro khi kinh doanh Food Apps cũng rất là lớn khi mà có quá nhiều feedback tiêu cực.
Mô hình kinh doanh Food Apps phù hợp những ngành nào?
Những mô hình kinh doanh như đồ ăn hay thức uống được khuyến khích nên lựa chọn thêm thị trường kinh doanh Food Apps bởi vì lượng nhu cầu của khách hàng đang dần tăng cao, nhất là đối tượng khách văn phòng, sinh viên, học sinh,…
Nhưng một số đồ ăn hay thức uống lại không khuyến khích kinh doanh trên Food Apps như các món đồ uống có tạo hình đẹp, có phân tầng, có ga… Hay đồ ăn cần phải hâm lại hay qua sơ chế… Thì nên cân nhắc kinh doanh Food Apps bởi chất lượng sản phẩm cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều trong quá trình vận chuyển đến tay khách hàng.
Bí quyết khi kinh doanh bán hàng trên Food Apps
Để có thể thành công trong khi kinh doanh trên Food Apps, các cửa hàng kinh doanh đồ ăn thức uống cũng cần nắm thêm cho mình những kiến thức và dưới đây là một số bí quyết kinh doanh đồ ăn thức uống trên App mà chúng tôi tìm hiểu được:
Định giá sản phẩm khi kinh doanh Food Apps
Việc định giá sản phẩm là vô cùng quan trọng khi lựa chọn hình thức kinh doanh Food Apps, bởi vì nó liên quan trực tiếp đến lợi nhuận của quán. Nhiều quán đã lựa chọn việc tăng giá sản phẩm lên nhiều lần để giảm phần % bị trừ của các App. Nhưng lại quên đi việc giá món càng cao thì phần trăm chi cho App sẽ càng lớn. Vì thế kinh doanh Food Apps cần cân nhắc thật kỹ trong việc định giá sản phẩm, định giá không chuẩn thì việc bạn đầu tư kinh doanh Food Apps trở thành công cốc.
Tận dụng các mã giảm giá từ kinh doanh Food Apps
Hàng tháng các ứng dụng kinh doanh Food Apps như Now, Grab, Baemin đều tung ra hàng loạt mã giảm giá để cạnh tranh với nhau nên các cửa hàng có thể lợi dụng “món hời” này để kêu gọi khách hàng.
Lưu ý đến những feedback của khách hàng trên các ứng dụng
Khách hàng khi lựa chọn hình thức mua hàng online đều rất chú tâm trong việc xem đánh giá trước khi đưa ra quyết định mua hàng, dù là sản phẩm gì. Bởi đánh giá feedback là phản ánh chân thực nhất về chất lượng đồ ăn và thức uống cũng như chất lượng về dịch vụ.
Bởi những đánh giá này không thể thuê hay có đội ngũ seeding được nên khi kinh doanh Food App các quán cần chú ý đến sản phẩm, chất lượng đồ ăn, thái độ phục vụ,.. thì tự nhiên quán của bạn sẽ được nhiều đánh giá tích cực từ khách hàng.
Cập nhật thông tin, hình ảnh sản phẩm đẹp và bắt mắt
Hình ảnh sản phẩm được đầu tư một cách bài bản, chân thực nhất trên các ứng dụng kinh doanh Food Apps của quán thì cũng được xem là một điểm cộng vô cùng lớn, bởi ấn tượng hình ảnh luôn đập vào mắt người tiêu dùng đầu tiên.
Các thông tin về số lượng sản phẩm của món, thành phần món ăn, đồ uống được cập nhật chi tiết thì càng tuyệt vời.
Chất lượng sản phẩm được đảm bảo khi đến tay khách hàng
Không giống như việc trải nghiệm tại quán, việc bạn bán sản phẩm qua các ứng dụng sẽ phải trải qua quá trình vận chuyển nên rất khó kiểm soát chất lượng sản phẩm như đúng ý muốn. Bạn cần đóng gói kỹ lưỡng sản phẩm, bảo quản sản phẩm để đồ ăn hay thức uống đến tận tay khách hàng được như ý của bạn nhất.
Shipper của các Food App
Thay vì bạn là người trực tiếp phục vụ khách hàng như khi kinh doanh tại quán. Nhưng khi lựa chọn hình thức kinh doanh Food Apps thì người trực tiếp đối diện với khách chính là shipper của các App. Vì thế cần phối hợp 1 cách nhịp nhàng, ăn ý hết sức với các shipper để có một đơn hàng trọn vẹn.
Như việc sắp xếp thứ tự đơn hàng, việc chuẩn bị sản phẩm nhanh chóng, trang bị một khu ngồi mát để shipper ngồi đợi,.. Cũng là những cách để làm vẹn toàn đôi đường khi lựa chọn kinh doanh Food Apps.
DigiFnB – Đơn vị dạy học kinh doanh Food Apps chất lượng hàng đầu
Nắm bắt được xu thế hiện nay, việc đầu tư kinh doanh Food Apps là vô cùng cần thiết đối với một cửa hàng, tiệm ăn, đồ uống hay thậm chí một quán cóc bên lề đường. Nếu như không lựa chọn hình thức kinh doanh “hot trend” này thì chẳng khác gì bạn tự đào thải chính mình trong cuộc chơi của thế giới công nghệ như hiện nay.
Đến với DigiFnB bạn sẽ được bổ sung về những kiến thức cơ bản cho đến việc thực hành “thực chiến” về kinh doanh Food Apps. Được sự hướng dẫn tận tình của những người đi đầu về mô hình kinh doanh trên các nền tảng ứng dụng. Hãy đến ngay với chúng tôi – DigiFnB, đơn vị dạy học kinh doanh Food Apps chất lượng uy tín hàng đầu.
- Địa chỉ: 15 Đào Duy Kỳ, Nại Hiên Đông, Sơn Trà, Đà Nẵng
- Văn phòng: 669 Ngô Quyền, An Hải, Sơn Trà, Đà Nẵng
- Hotline: 0826.52.1234
- Website: https://digifnb.com/