KHÓA HỌC TỪ NHÀ DIGIFNB

Trung tâm đào tạo Food Apps chuyên sâu

Người bán đồ ăn trên các ứng dụng online cầu cứu: Chỉ mong đừng lỗ!

Người bán đồ ăn, uống trên các ứng dụng như Grab Food, Shopee Food than thở chi phí khuyến mại, hoa hồng của các bên trung gian quá cao khiến chủ cửa hàng gần như không có lãi, may mắn thì không lỗ.

Người bán chán nản nhưng vẫn phải theo

Tô Mai Phương (37 tuổi) mở cửa hàng bún đậu mắm tôm ở khu vực quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) hồi tháng 2. Tới tháng 4, chị Phương bắt đầu dấn thân vào con đường bán đồ ăn trên app (ứng dụng trung gian) Grab Food. “App quá đáng sợ”, chị Phương nói ngắn gọn khi được hỏi về tình hình kinh doanh online.

Nói lý do cố gắng có mặt trên các ứng dụng bán đồ ăn online, Mai Phương cho biết chị buộc phải theo thời cuộc, khi nhu cầu mua online của khách ngày càng lớn, các đối thủ cạnh tranh cũng có mặt. Dù vậy, sau vài tháng trải nghiệm, chị Phương kết luận bán đồ ăn online là chạy theo thời thế, không xác định có lãi khi bán qua các ứng dụng, chỉ mong đừng thâm hụt vốn.

Chị Phương đưa ra ví dụ về những đợt Grab chạy mã giảm giá trừ 22.000 đồng/đơn hàng không phân biệt giá trị đơn. Khi cửa hàng phải chịu 22.000 đồng giảm giá, 20-30% chi phí hoa hồng dành cho ứng dụng, chắc chắn người bán hàng sẽ lỗ vốn.

Có những lúc Grab đưa ra các chương trình khuyến mại và chủ cửa hàng buộc phải theo. Người bán không có lựa chọn, dù biết việc khuyến mại sẽ khiến cửa hàng không có lãi, thậm chí sẽ lỗ.

Dù thế, tùy theo từng gói đăng ký với ứng dụng, người bán sẽ phải chịu 100% chi phí khuyến mại hoặc một phần.

Người bán đồ ăn trên các ứng dụng online cầu cứu: Chỉ mong đừng lỗ! - 1
Bán đồ ăn trên các ứng dụng trung gian trở thành xu hướng do nhu cầu của khách hàng ngày càng cao (Ảnh: Hà Phong).

Chị đưa lời khuyên cho những người có ý định kinh doanh đồ ăn online, bán qua các ứng dụng rằng hãy suy tính cho thật kỹ. Nếu không có ý định mở cửa hàng, chỉ tập trung bán qua các ứng dụng trung gian, thật khó để nhìn thấy lợi nhuận bởi chi phí duy trì, chi phí giảm giá trên các sàn trung gian là rất lớn, đặc biệt so với lợi nhuận từ việc bán đồ ăn.

Chung tình cảnh với Mai Phương, Thùy Linh cũng gặp trường hợp tương tự. Sau gần nửa năm bán nước ép qua trang cá nhân, Linh tìm tòi và mở một gian hàng nhỏ trên ứng dụng trung gian trên Shopee Food. “Khách hàng hay hỏi có bán qua app không, lên đó dễ chọn món và hay có mã giảm giá nên tôi buộc phải mở dù thủ tục cũng phức tạp”, Linh kể.

Với Shopee Food, gian hàng kinh doanh đồ ăn, uống sẽ chịu mức hoa hồng 25% cho Shopee. Với gian hàng kinh doanh thực phẩm tươi như thịt, cá, trái cây, mức hoa hồng cho Shopee là 15%, mức hoa hồng tương ứng với mức của ứng dụng Baemin.

Đây là con số không nhỏ, chưa kể những dịp có các mã khuyến mại, chủ cửa hàng gần như kinh doanh đủ vốn, may mắn thì không lỗ.

Việc bán hàng thông qua ứng dụng giúp Linh có nhiều đơn hàng hơn mỗi ngày, tuy nhiên, tiền lãi rất ít, đôi khi chỉ đủ đền bù vào những nhầm lẫn, sai sót.

Chuẩn bị tinh thần trước khi “gia nhập mặt trận” ứng dụng

Chia sẻ với phóng viên Dân trí, chuyên gia Food Apps Trần Quang Sang cho biết bán đồ ăn uống qua app đã trở thành xu hướng trong những năm gần đây, đặc biệt sau đại dịch Covid-19.

Theo số liệu từ Statista, có hơn 80% khách hàng thích mua hàng trên các ứng dụng trung gian online. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi các chủ quán ăn phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tham gia.

Người bán đồ ăn trên các ứng dụng online cầu cứu: Chỉ mong đừng lỗ! - 2
Người bán phải đối mặt với nhiều khó khăn khi kinh doanh đồ ăn qua các ứng dụng trung gian (Ảnh: Grab).

Dưới đây là những khó khăn người bán sẽ gặp phải khi kinh doanh qua ứng dụng trung gian:

– Cạnh tranh gay gắt: Thị trường đồ ăn online ngày càng đông đúc, nhiều thương hiệu từ lớn đến nhỏ tham gia. Hiện tại, có tới gần 200.000 cửa hàng đang kinh doanh trên các ứng dụng trung gian online. Điều này khiến các chủ quán ăn khó có thể tạo được khác biệt và thu hút khách hàng.

– Phí hoa hồng cao: Các ứng dụng đồ ăn online liên tục thay đổi, tăng phí hoa hồng từ 10% lên 20%, 30% mỗi đơn hàng. Đây là chi phí lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của chủ cửa hàng.

– Quản lý đơn hàng phức tạp: Khi bán hàng qua các ứng dụng, chủ quán phải xử lý nhiều đơn một lúc, khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng và thời gian giao hàng.

– Bảo quản và vận chuyển thực phẩm: Thực phẩm là một mặt hàng dễ hư hỏng, vì vậy việc bảo quản chất lượng là điều đặc biệt quan trọng, nhất là chất lượng khi sản phẩm được chuyển đi địa điểm khác.

Dù nhiều khó khăn nhưng chuyên gia khẳng định các chủ cửa hàng không thể không kinh doanh trên các ứng dụng bởi đây là xu hướng, là nhu cầu lớn của khách hàng. Khi lựa chọn kinh doanh trên các ứng dụng, chủ cửa hàng hãy thực sự tìm hiểu, dành thời gian nghiên cứu để hiểu rõ ứng dụng và cách thức hoạt động.

Dưới đây là một vài điều chủ cửa hàng cần biết khi lựa chọn kinh doanh trên các ứng dụng:

– Không được làm theo cảm tính. Chiết khấu cao, tỷ lệ sử dụng khuyến mại rất lớn, nếu chủ cửa hàng không có kế hoạch cụ thể thì cửa hàng rất khó kiểm soát chi phí.

– Tìm hiểu khách hàng và đối thủ: Khi kinh doanh bất kể mặt hàng gì, lựa chọn kênh bán nào, việc hiểu khách hàng và đối thủ là rất cần thiết. Hãy xây dựng kế hoạch cụ thể, tìm hiểu khách hàng, đối thủ, người vận chuyển trên các nền tảng này.

– Dự trù chi phí: Hãy ghi ra tất cả những chi phí phải bỏ ra khi kinh doanh trên các ứng dụng gồm chi phí sàn, chi phí khuyến mại, chi phí vận chuyển…

Nguồn: Theo Báo Dân Trí.

ĐĂNG KÝ NGAY

Bài viết liên quan