Khi những ông lớn trong ngành giao thức ăn nhanh càng phát triển và cạnh tranh gay gắt thì các doanh nghiệp FnB càng có nhiều cơ hội tăng trưởng. Tuy nhiên “sân chơi” này thật sự khắc nghiệt và nếu doanh nghiệp FnB không nắm rõ thuật toán nền tảng thì sẽ khó cạnh tranh trên Food Apps.
Theo chuyên gia Food Apps Trần Quang Sang – CEO Digi FnB với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành bán lẻ, và tư vấn & vận hành Food Apps cho nhiều chuỗi doanh nghiệp FnB:
– Food Delivery là một kênh tiềm năng nếu như doanh nghiệp FnB chú trọng đầu tư và tối ưu hiệu quả. Thống kê cho thấy, doanh thu ngành kinh doanh đồ ăn trên các app giao thức ăn trực tuyến năm 2022 đạt hơn 30.000 tỷ đồng. Dự kiến con số này còn tăng mạnh và đạt 2,6 tỷ USD vào năm 2025.
– Bỏ lỡ cơ hội tăng trưởng thị phần, gia tăng doanh thu khủng trên nền tảng Food Apps nếu doanh nghiệp FnB không quan tâm. Nếu như không kinh doanh Food Apps thì bạn đang tự nguyện nhường lại một tệp khách hàng lớn về tay đối thủ.
– Kinh doanh Food Delivery phức tạp nhưng không khó. Khi doanh nghiệp chọn đúng sản phẩm, xác định đúng đối thủ và hiểu nền tảng, đối thủ và khách hàng cần gì trên apps thì ngay lập tức kênh Online của bạn sẽ thu về khoản doanh thu khủng.
Tuy nhiên, cũng theo Ông Sang, rất nhiều các Anh Chị chủ doanh nghiệp FnB đang gặp nhiều khó khăn khi kinh doanh Food Delivery. Một số nỗi lo tồn tại chủ chốt bao gồm:
– Chi phí đầu tư cho nền tảng cao: Chính sách của các nền tảng giao thức ăn trực tuyến thay đổi liên tục và gây nhiều bất lợi cho đối tác kinh doanh. Các đối tác phải bỏ nhiều hơn để thúc đẩy doanh thu trên nền tảng.
– Canh tranh quá lớn trong phạm vi nhỏ: Có hơn hàng trăm nghìn doanh nghiệp cạnh trạnh cung cấp sản phẩm FnB trên nền tảng. Do đó mức độ cạnh tranh là cực kỳ khốc liệt. Vậy làm sao để khách hàng thấy cửa hàng của bạn hiển thị để tiếp cận được và chuyển đổi thành đơn hàng? Đây là vấn đề nhức nhối của đa số chủ cửa hàng.
– Kinh doanh không có lợi nhuận: Thực chất, chúng ta không thể so sánh khập khiễng doanh số kênh Online so với Offline. Tuy nhiên kinh doanh ở đâu cũng cần lợi nhuận. Food Apps khiến bạn lỗ là vì bạn đang chưa tối ưu được chi phí khuyến mãi và chiết khấu nền tảng. Có thể bạn đang chạy quảng cáo ồ ạt, không đúng mục tiêu hay tham gia quá nhiều chương trình khuyến mãi của nền tảng. Do đó anh chị cần cơ cấu lại sản phẩm và tối ưu chi phí.
Vậy thì làm sao để có thể kinh doanh FnB trên nền tảng Food Apps tốt nhất? Anh Sang chia sẻ:
Food Delivery là một sân chơi khó nhằn nhưng nếu biết luật chơi của nền tảng thì bạn có thể “chiến thắng”. Không ít những cửa hàng FnB có nguồn doanh số chính đến từ kênh Online.
Trước hết bạn nên xác định sản phẩm phù hợp với kênh Food Delivery. Nên hạn chế các sản phẩm chuẩn bị lâu, thao tác rườm rà và khó di chuyển. Bán hàng trên apps cần sự tinh gọn và nhanh chóng. Do đó nếu như bạn xác định sai thì ngay từ đầu bạn đã tự làm khó mình trong cuộc chơi này.
Ngoài ra, bạn cần hiểu cách thức hoạt động của nền tảng, thực chất nền tảng muốn gì. Đồng thời kết hợp với phân tích đối thủ và hành vi tệp khách hàng mình đang hướng tới.
Cuối cùng, kinh doanh là phải có lời, vậy làm sao với chiết khấu chát như nền tảng mà bạn vẫn có thể kiếm được lợi nhuận. Chắc chắn bạn cần xác định chi phí đầu tư và giá bán hợp lý ngay từ ban đầu. Chúng ta không thể so sánh chỉ tiêu giữa kênh Online và Offline được. Do đó, nếu Anh Chị đang có dự định kinh doanh trên apps cần hết sức cân nhắc vấn đề này.
Như vậy, Food Apps vừa là thị trường tiềm năng với tệp khách hàng đông đảo, tuy nhiên việc kinh doanh thuận lợi trên nền tảng đòi hỏi bạn cần phải vạch ra nhiều yếu tố, xác định đúng hướng ngay từ ban đầu.
Theo Thu Hà – Báo Người Đưa Tin